7 lần thay tướng và sự thất bại trong cuộc chiến Đông Dương của

Chúng tôi rất vui được chia sẻ kiến thức sâu sắc về từ khóa 7 lần thay tướng và sự thất bại trong cuộc chiến Đông Dương của. Bài viết that bai o phap tập trung giải thích ý nghĩa, vai trò và ứng dụng của từ khóa này trong tối ưu hóa nội dung web và chiến dịch tiếp thị. Chúng tôi cung cấp phương pháp tìm kiếm, phân tích từ khóa, kèm theo chiến lược và công cụ hữu ích. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược thành công và thu hút người dùng.

Nhằm bình định Việt Nam trở thành thuộc địa lâu dài của Pháp, kể từ khi quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, nước Pháp đã 7 lần thay tướng (không kể người kế nhiệm Navarre là tướng Ely sau này với tư cách người thu gom những tàn tích còn lại sau thất bại thảm hại ở Điện Biên Phủ và thực hiện những điều khoản của hiệp định Gienever).

Bạn Đang Xem: 7 lần thay tướng và sự thất bại trong cuộc chiến Đông Dương của

cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rơi &o tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” khi phải một lúc đối phó với 3 loại giặc “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Trong điều kiện ta từng bước thực hiện các chính sách, biện pháp để đối phó chống thù trong giặc ngoài, giải quyết những khó khăn trước mắt, cải tổ đời sống nhân dân thì đến cuối tháng 9 cùng năm, Thực dân Pháp núp bóng quân Anh quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2. Nước ta mở đầu bước &o trường kỳ kháng chiến chống thực dân xâm lược.

Là tướng đầu tiên giữ vai trò Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Việt Nam, Philippe Leclerc nhậm chức tháng 8 năm 1945, là người đặt nền móng đầu tiên cho sự thống trị và mở màn chiến tranh ở Đông Dương của Thực dân Pháp. Chính Philippe Leclerc cũng là người đã gây hấn và khơi mào những cuộc nội chiến tại miền Bắc và miền Nam Việt Nam, phá bỏ những điều khoản của Hiệp định sơ bộ đã ký kết với Việt Nam, làm cho tình hình Việt – Pháp ngày càng căng thẳng. Tuy nhiên chỉ gần 1 năm sau đó, Philippe Leclerc bị triệu hồi về nước vì những thất bại trong việc thực hiện chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh”. 1 năm sau đó, Philippe Leclerc qua đời ở Pháp khi mới 45 tuổi.

Kế vị Philippe Leclerc là tướng 4 sao Etienne Valluy. Phục vụ trong quân đội Pháp từ năm 1943, đến tháng 8 năm 1946 được cử sang Đông Dương, Etienne Valluy là người chỉ huy các cuộc đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn cuối năm 1946. Tháng 10 năm 1947, Việt Minh mở campaign Việt Bắc. Đây là chiến dịch lớn đầu tiên của Quân đội ta nhằm đánh bại chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” của Thực dân Pháp. Thắng lợi trong trận này đã tiêu hao khá nhiều sinh lực địch, giáng cho địch một đón choáng váng. Cũng với thất bại này, đã tiễn chân Etienne Valluy về nước trong tư thế cúi đầu. Tuy nhiên so với các Tổng tư lệnh trước đó và sau này, Etienne Valluy là tướng trụ được ở Việt Nam lâu nhất trên cương vị tổng chỉ huy. Tính đến thời điểm phải khăn gói về nước &o tháng 9 năm 1948, Etienne Valluy đã có thời gian hơn hai năm chỉ huy quân viễn chinh Pháp tại Việt Nam.

Xem Thêm  Thực hư chuyện Đông Nhi ‘chơi ngải’ Bảo Thy: Điểm lại chuỗi mâu

Xem Thêm : (Ngắn gọn) Mối quan hệ giữa học và hành lơp 8, dàn ý + văn mẫu

Bị thất bại trong âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh”, Thực dân Pháp mất quyền chủ động trên chiến trường và buộc phải chuyển sang chiến lược đánh lâu dài với ta. Được cử sang lần này để thay thế người tiền nhiệm trước đó, tướng 4 sao C.Blaijat đã có chủ trương mới “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt, đánh người Việt”, với nhiều biện pháp và biện pháp động thái mạnh mẽ. Tuy nhiên, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã có những quyết sách mới phù hợp với tình hình thực tế trong đó việc đẩy mạnh chiến tranh du kích là bước đột phá nhằm thay đổi tình thế căn bản giữa ta và địch. Cùng với kinh nghiệm từ những chiến dịch trước đó, ta đã xây dựng được những đội du kích ở địa phương và đây trở thành một trong những lực lượng chiến đấu chính trong thời kỳ này. Sau một năm thực hiện chủ trương mới, ta đã giải phóng được nhiều vùng đất đai, quan trọng hơn âm mưu mới của Thực dân Pháp lại một lần nữa thất bại; Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đang mất dần uy tín với nước Pháp; những nhà cầm quyền Pháp đang mất dần uy tín với phe đồng minh. Một lần nữa, nước Pháp buộc phải thay tướng vì vẫn chưa đem lại tình hình khả quan như mong đợi.

Cuối 1949, M.Corgente được cử sang Đông Dương tiếp tục vai trò thống lĩnh quân đội Pháp tại đây. Không có nhiều tài liệu nói về vị tướng này cũng như ông ta cũng không có nhiều hành động quân sự và những kế sách quan trọng tại chiến trường Đông Dương theo chiều hướng có lợi cho Pháp. Đến cuối năm 1950, sau thất bại của chiến dịch biên thuỳ, cũng không tránh được số phận giống những người đi trước, M.Corgente bị triệu hồi về nước. Người thay vị trí ấy chính là Delattre De Tassignyn đầy danh tiếng.

Được coi là người tài ba, một vị tướng 5 sao hiếm hoi trong hàng tướng lĩnh Pháp, Delattre De Tassignyn được kỳ vọng sẽ lấy lại ưu thế cho người Pháp trên chiến trường Đông Dương. Nắm quyền chỉ huy, Delattre nhanh chóng đề ra nhiều kế hoạch mới nhằm bổ xung lực lượng như tăng cường lực lượng quân Âu – Phi và bắt người Việt &o quân đội viễn chinh Pháp. Bên cạnh đó, ông ta còn xây dựng quân đội quốc gia cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại và xây dựng 2200 bunker tạo thành một “&nh đai trắng” phong bế vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với quân chủ lực Việt Minh. Mục tiêu của Delattre là tiến hành chiến tranh tổng lực để bình định những vùng tạm chiếm và chuẩn bị tiến ra vùng tự do. Với những biện pháp hữu hiệu, Delattre De Tassignyn cũng dành được những mục tiêu nhất định. Tuy nhiên, dồn mọi tâm huyết cho trận đánh tại Hòa Bình &o năm 1951 là một sai lầm khó cứu vãn. Nhanh chóng chiếm được quyền kiểm soát Hòa Bình với một lực lượng quân cơ động, bộ binh, pháo binh mạnh, Quân đội Việt Minh đã phải họp, bàn kế hoạch tác chiến trên quy mô lớn với những lực lượng chủ chốt, nhằm tiêu diệt địch tại đây. Trong thời gian từ giữa tháng 11 năm 1951 đến cuối tháng 2 năm 1952, ta đã hai đợt tiến công chiến lược, giành lại vùng đất phía thượng nguồn sông Đà. Thắng lợi này giúp ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20.000 quân Pháp, tiêu diệt, phá hủy và thu được nhiều vũ khí, đạn dược của Pháp, là thất bại nặng nề nhất của Pháp kể từ khi quay trở lại Việt Nam. Về phía Delattre De Tassignyn, từ giữa tháng 11 năm 1951, do bị ung thư chân, sức khỏe bị thuyên giảm trầm trọng, cộng với sự suy sụp về tinh thần kể từ sau cái chết của người con trai duy nhất, cuối năm 1951, ông ta đã phải về nước chữa bệnh, và chỉ &i ngày sau khi mới bước sang năm 1952, Delattre De Tassignyn đã qua đời, thọ 63 tuổi.

Xem Thêm  Ca sĩ Việt không tên tuổi bất ngờ “nổi như cồn” ở Thái Lan

Raul Salan, đã có mặt tại Việt Nam từ trước đó khá lâu, một người quá am tường Việt Nam, từng là bạn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người có hoài bảo lớn tại Việt Nam. Là người chủ chốt trong chiến dịch Hòa Bình, không mấy khó đân oán thù thù thù khi ông ta được cử làm chỉ huy sau cái chết của Delattre De Tassignyn. Với chính phủ Pháp và những người nghiên cứu chiến tranh, thời gian Raul Salan trên ngôi vị cao nhất tại Đông Dương, ông ta khá giỏi trong việc trì hoãn các chủ trương cần thiết và lấp liếm những thất bại của mình. Một loạt các trận đánh quan trọng như Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào dưới sự chỉ huy của ông ta đều không giành được thắng lợi khiến cho nước Pháp đang mất dần Đông Dương trong điều kiện chi phí chiến tranh đã quá lớn mà nước chính quốc lại đang rơi &o cuộc khủng hoảng về tài chính. Sự trì hoàn kéo dài không giúp Raul Salan duy trì việc ở lại Việt Nam. Nước Pháp cần sự thay đổi mang tính chiến lược đúng đắn dưới sự bảo trợ của Mỹ. Điều đáng nói, Raul Salan chính là người đã manh nha ý tưởng về một Điện Biên Phủ, tiền đề cho sự sụp đổ cuối cùng của Pháp sau này.

Vị tướng cuối cùng nắm quyền chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương là Henrri Navarre, 55 tuổi, nguyên Tham mưu trưởng lục quân Pháp thuộc khối Bắc Đại Tây Dương, là viên tướng gặp nhiều may mắn trên con đường binh nghiệp và nhanh chóng được thăng tướng 4 sao. Khi được đề bạt thay Salan, Navarre mới để ý tới Việt Nam. Nhanh chóng nghiên cứu, khảo sát đất nước thuộc địa này. Chỉ không lâu sau khi lần đầu đặt chân tới Việt Nam, ông ta đã ban hành bản kế hoạch mang chính tên mình với hai bước rõ ràng sẽ bình định Việt Nam trong vòng 18 tháng với phương châm “luôn luôn chủ động, luôn luôn tích cực”. Bản kế hoạch mới khắc phục được nhược điểm của những chiến lược cũ, táo bạo, kiên quyết, được cả Pháp và Mỹ đánh giá cao và được kỳ vọng sẽ là những bước chân chiến lược nhằm bình ổn Đông Dương sau 1 thời gian dài không được như mong đợi. Một loạt các hoạt động sinh hoạt, các cuộc hành quân được Navarre xúc tiến tại các mặt trận Bắc Bộ, Bình – Trị – Thiên và Nam Bộ nhằm thực hiện chiến lược mới.

Xem Thêm : Em sẽ chọn nghề gì cho tương lai của mình vì sao công nghệ 10

Về phía Việt Nam, sau khi đánh giá và phân tích bản kế hoạch quân sự quan trọng của Pháp đã có những chỉ đạo để đối phó. &o mùa khô 1953 – 1954, lính chủ lực Việt Nam kết hợp với lực lượng địa phương mở những cuộc tấn công &o những hướng chiến lược nhằm giải phóng đất đai và buộc Pháp phải phân tán lực lượng cơ động để đối phó. Như vậy những tính toán để bảo vệ một số vùng chiếm đóng của Navarre đã không nhận được kết quả như mong muốn. Sự thất bại của cuộc hành binh Hải Âu làm cho Navarre bế tắc. lúc bấy giờ, bản kế hoạch của Navarre đã lộ rõ nhiều sơ hở. Trước đó từ cuối tháng 7, Navarre đã có những trăn trở về việc thiết lập những căn cứ “lục – không quân hỗn hợp” hoặc những “căn cứ trận địa” để bảo vệ trực tiếp nước Lào nhưng chưa biết đặt căn cứ đó ở đâu. Suy đi tính lại, Navarre chợt nhớ lời của Salan về thung lũng Điện Biên Phủ trong buổi lễ chuyển nhượng bàn giao chức vị. Phải chăng Điện Biên Phủ sẽ là địa bàn chiến lược để bù lấp đầy những lỗ hổng trong những tính toán quân sự của vị chỉ huy này.

Xem Thêm  Dây Dẫn Điện Trong Nhà Không Được Dùng Dây Dẫn Trần Vì Sao?

Tập đoàn cứ điểm ra đời sau những tính toán về quân sự, địa lý, chính trị đặc biệt là để ngăn ngừa những âm mưu và nhử quân chủ lực Việt Minh đến đây để tiêu diệt. chiến trường Điện Biên Phủ đã trở thành điểm quyết chiến chiến lược nóng bỏng của cả hai bên. Nhưng Navarre đâu có ngờ rằng Điện Biên Phủ quyết định luôn số phận của ông ta chỉ không lâu sau đó. Con “chuột biển” ra đời, rồi đến “con nhím” nhưng cuối cùng chỉ còn sót lại con người. Cùng ngày nhậm chức tại Việt Nam một năm trước đó, Điện Biên Phủ hoàn toàn thất trận. Viên tướng thứ 7 của nước Pháp cũng chính là viên tướng cuối cùng có mặt ở Đông Dương nắm quyền chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp, kết thúc gần 600 năm người Pháp cai trị tại bán đảo này.

7 lần thay tướng rồi cùng lần lượt cúi đầu về nước dẫn tới thất bại không thể tránh được của người Pháp. Không phải chỉ đến trận Điện Biên Phủ người Pháp mới thua mà họ đã thua từ trước đó khi liên tiếp thất bại trong những âm mưu chiến lược nhằm bình định Đông Dương. Về phía Việt Nam, kể từ khi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời, là tiền thân của Quân đội nhân dân sau này ta chỉ có một vị chỉ huy duy nhất dưới lá cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chính ông là người đã đánh bại 7 tướng Pháp và nhiều tướng Mỹ sau này, dẫn dắt nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Ông được ca ngợi là Đại tướng của nhân dân, vị tướng có một không hai trong lịch sử dân tộc.

Hồng Nhung

bảo tàng CTLS Điện Biên Phủ

 

Nguồn: https://kengencyclopedia.org
Danh mục: Hỏi Đáp

Recommended For You

About the Author: badmin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *