Lắt léo chữ nghĩa: Nguồn gốc chữ Bụt và Phật – Báo Thanh Niên

Chúng tôi rất vui được chia sẻ kiến thức sâu sắc về từ khóa Lắt léo chữ nghĩa: Nguồn gốc chữ Bụt và Phật – Báo Thanh Niên. Bài viết but tập trung giải thích ý nghĩa, vai trò và ứng dụng của từ khóa này trong tối ưu hóa nội dung web và chiến dịch tiếp thị. Chúng tôi cung cấp phương pháp tìm kiếm, phân tích từ khóa, kèm theo chiến lược và công cụ hữu ích. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược thành công và thu hút người dùng.

Tuy nhiên, đây là nhận định chưa chuẩn xác, bởi Bụt không phải là chữ phiên âm từ chữ Buddha (trong tiếng Anh và &i ngôn ngữ khác, kể cả tiếng Bồ Đào Nha).

Bạn Đang Xem: Lắt léo chữ nghĩa: Nguồn gốc chữ Bụt và Phật – Báo Thanh Niên

Xem Thêm : Tiểu sử HIEUTHUHAI – Nam rapper đẹp trai, nhân kiệt của Vbiz

Đồng ý rằng Buddha có nghĩa là Phật, song đây không phải là chữ để phiên âm thành Bụt – một từ trong tiếng Việt có nghĩa là ông tiên trong truyện cổ tích và là Phật trong Phật giáo như thiền sư Thích Nhất Hạnh từng viết: “Đạo Bụt”. Bụt chính là chữ phiên âm từ chữ बुद्ध trong Phạn ngữ. Chữ बुद्ध có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa là Phật. Chữ này được phát âm là buddh (gồm có âm bud + âm bật hơi dh). Âm mà tai người nghe rõ là bud, đây chính là âm để tạo ra chữ Bụt, còn Buddha chỉ là cách phiên âm sang tiếng Anh của chữ बुद्ध.

Xem Thêm  Tìm hiểu về nguyên nhân gây động đất

Trong tiếng Việt, Bụt là từ xuất hiện trước; còn Phật là từ xuất hiện sau. Chúng ta biết rằng Phật giáo du nhập &o VN khoảng từ đầu Công nguyên, biểu đạt qua truyện cổ tích Chử Đồng Tử; qua chứng cứ về trung tâm Phật giáo thời đó là Luy Lâu (thuộc tỉnh Thành Phố Bắc Ninh); qua truyền thuyết về Tứ Pháp và Man Nương Phật Mẫu… Vì thế, Bụt chính là chữ phiên âm trực tiếp từ chữ बुद्ध (buddh) trong tiếng Phạn, kể từ khi Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa) du nhập &o VN; còn Phật (佛) là từ Hán Việt mà ta sử dụng khi Phật giáo Bắc Tông (Đại thừa) được truyền &o nước ta.

chính vì như vậy, theo tôi chữ Phật (佛) là một từ độc lập. Cũng giống như từ Bụt, chữ 佛 (Phật) do người Trung Quốc phiên trực tiếp từ chữ बुद्ध (buddh) chứ không phải phiên từ chữ Buddha, bởi vì chữ 佛 (Phật) đã xuất hiện trong tiếng Trung Quốc từ thời xa xưa. Quyển Quốc học đại sư (國學大師) của Nam Đảo Anh Đào cho biết: 佛 (Phật) là chữ lần đầu tiên được nhìn thấy trong Kinh Thi. Còn trong Triện văn (văn tự viết bằng chữ Triện), các ký tự của chữ 佛 (Phật) lần đầu được nhìn thấy gồm có hai ký tự 人 (nhân) và 弗 (phật), dùng để chỉ một người đã tu luyện hoàn thiện, đặc biệt là Thích-ca Mâu-ni.

Xem Thêm  Chu vi hình chữ nhật: Công thức và bài tập – Giải Toán

Xem Thêm : One Piece: Joyboy là ai? Joyboy có phải là Luffy không?

Theo thượng cổ âm hệ của Trung Quốc, chữ 佛 (Phật) được tạo dựng âm mô phỏng là bɯd, những nhà ngôn ngữ như Cao Bổn Hán, Vương Lực, Lý Vinh, và Phan Ngộ Vân… cũng phục dựng âm tương tự; riêng Bồ Lập Bổn dựng âm là but, cũng giống như Giáo sư Edwin G. Pulleyblank (Canada) đã phục dựng âm trung cổ sơ kỳ của 佛 (Phật) là but. Về sau but biến thành fɦjyt rồi trở thành fɦut trong giai đoạn âm trung cổ hậu kỳ. Cuối cùng, chữ Phật (佛) được phát âm là fú như trong tiếng Quan Thoại ngày nay.

Tóm lại, cả 2 từ Bụt và Phật không phải là chữ phiên âm từ Buddha. Phật không phải là chữ rút gọn của Phật-đà (佛陀). Đơn giản, Phật chỉ là từ Hán Việt của chữ 佛 trong Hán ngữ. cả hai chữ Bụt (tiếng Việt) và 佛 (Hán ngữ) đều được phiên âm từ chữ बुद्ध trong Phạn ngữ.

 

Nguồn: https://kengencyclopedia.org
Danh mục: Hỏi Đáp

Bài viết cùng chủ đề

Xem Thêm  Số E Tối Đa Trong Mỗi Lớp

Recommended For You

About the Author: badmin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *