Nội dung chính
Chúng tôi rất vui được chia sẻ kiến thức sâu sắc về từ khóa Thành lập tổ chức Trung Quốc cách mạng Đồng Minh Hội – 123doc. Bài viết trung quoc dong minh hoi la to chuc cua tập trung giải thích ý nghĩa, vai trò và ứng dụng của từ khóa này trong tối ưu hóa nội dung web và chiến dịch tiếp thị. Chúng tôi cung cấp phương pháp tìm kiếm, phân tích từ khóa, kèm theo chiến lược và công cụ hữu ích. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược thành công và thu hút người dùng.
- Miko: Vu nữ sở hữu năng lực kết nối với thần linh | KILALA eMagazine
- Bệnh suy thận: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
- Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật
- Ngày vía thần tài là ngày nào, vì sao nhiều người ‘săn’ cua, tấp ủ
- Siêu âm thai 8 tuần và những điều mẹ bầu cần hiểu rõ | Medlatec
8. Bố cục luận văn
2.3.2. Thành lập tổ chức Trung Quốc cách mạng Đồng Minh Hội
Sự phát triển của tinh thần cách mạng ở Hoa kiều và ngay tại Trung Quốc, sự thành lập những trung tâm cách mạng ở Trung và Nam Trung Quốc, sự tuyên truyền chống Mãn Thanh tích cực của những người cách mệnh và cuộc đấu tranh tư tưởng thành công của họ với những người theo xu hướng cải lương, đã chuẩn bị những điều kiện để thành lập một tổ chức chính trị thống nhất của lực lượng cách mệnh ở Trung Quốc.
Bạn Đang Xem: Thành lập tổ chức Trung Quốc cách mạng Đồng Minh Hội – 123doc
Tôn Trung Sơn đã đóng vai trò xuất sắc trong việc thành lập đảng cách mệnh toàn quốc đầu tiên. Mùa xuân năm 1905, sau khi từ Mỹ trở về Nhật Bản lần đầu tiên ông đã nêu lên sự cấp thiết phải thống nhất tất cả các lực lượng cách mệnh của đất nước. Để tranh thủ sự ủng hộ của Hoa kiều ở châu Âu và thăm dò thái độ của chính phủ các nước châu Âu đối với triển vọng phát triển của những biến cố cách mệnh ở Trung Quốc, trên đường từ Mỹ về nước, Tôn Trung Sơn đã ghé qua Luân Đôn, Brucxen, Pari, Beclin. Về sau Tôn Trung Sơn viết: “Mùa xuân 1905 khi tôi lại sang châu Âu đa số sinh viên ở đây điều tán thành cách mệnh. Từ lời nói họ dần dần chuyển sang động thái. Lúc đó tôi đã thể hiện với họ cái mà tôi mang trong mình suốt đời là tư tưởng Tam Dân và Hiến pháp ngũ quyền nhằm đoàn kết họ bao quanh những tư tưởng ấy thành một tổ chức cách mệnh thống nhất” [Dẫn theo 25; tr. 42]. Do kết quả tuyên truyền của Tôn Trung Sơn có hơn 60 người Trung Quốc đang học ở Nhật muốn tham gia tổ chức cách mệnh.
Tháng 6 năm 1905 ngay sau khi trở về Nhật Bản với kết quả đàm phán đại biểu của các tổ chức và nhóm cách mệnh khác nhau, Tôn Trung Sơn đã quyết định thành lập một Đảng cách mệnh Trung Quốc mới nhằm thống nhất các lực lượng chống nhà Thanh. Ngày 28 tháng 12 Ủy ban chuẩn bị bắt đầu xem xét các điều lệ và cương lĩnh của tổ chức mới. Tại cuộc họp của Ủy ban, Tôn Trung Sơn đã phát biểu ý kiến của mình về cơ cấu, mục đích và cương lĩnh của tổ chức tương lai và đề nghị gọi đảng cách mệnh mới là “Trung Quốc cách mệnh Đồng Minh Hội”. Từ “cách mệnh” về sau thường không được nhắc tới vì lý do bí mật và được gọi tắt là “Đồng Minh Hội”.
Ngày 18 tháng 9 ở Tôkyô tiến hành đại hội thành lập, bầu cơ quan lãnh đạo của “Đồng Minh Hội”, phê chuẩn lời thề gia nhập hội và các văn kiện cương lĩnh như điều lệ, tuyên ngôn của chính phủ quân sự, trong đó biểu thị cương lĩnh chính trị của hội. Theo đề nghị của Tôn Trung Sơn, đại hội đã thông qua lời kêu gọi nhân dân, quân đội, ngoại quốc. Những người gia nhập “Đồng Minh Hội” phải đọc lời thề: “Thề trước trời đất sẽ đánh đổ người Mãn, hồi phục chủ quyền của Trung Quốc, kiến lập nền cộng hòa, thực hiện bình quân địa quyền. Thề trung thành đến cùng với cách mạng, nếu tôi phá hoại lời thề thì các đồng chí của chúng tôi sẽ trừng phạt tôi nghiêm khắc” [Dẫn theo 25; tr. 42].
Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng lý của “Đồng Minh Hội”, từ cuối năm 1905, Hội mở đầu xuất bản tạp chí “Dân báo”, cơ quan tuyên truyền của Hội.
Tôn Trung Sơn đã lãnh đạo việc soạn thảo các văn kiện cương lĩnh. Những văn kiện căn bản như: “Tuyên ngôn của Đồng Minh Hội” (cương lĩnh chính trị trong nước và Lời kêu gọi các nước ngoài) do ông trực tiếp viết, những văn kiện còn lại do một ủy ban đặc biệt soạn thảo cũng theo tinh thần chủ nghĩa “Tam dân” của ông. Thuật ngữ “Tam dân”, “dân tộc”, “dân quyền”,
“dân sinh” và sự giải thích nội dung của chúng xuất hiện trong bài báo của Tôn Dật Tiên mở đầu cho số tạp chí “dân báo”: “…Tôi dựa &o sự tiến hóa của Âu Mỹ, đưa ra ba chủ nghĩa lớn: dân tộc, dân quyền, dân sinh….Thế kỷ XX không thể là thời đại khởi nguồn của chủ nghĩa dân sinh, là tam đại chủ nghĩa (ba chủ nghĩa lớn), tức là cơ bản cho dân, còn người Âu Mỹ đều dùng pháp trị… Ngày nay Trung Quốc vẫn chưa giải thoát được nọc độc chuyên chế hàng ngàn năm, để dân tộc khác đến tàn phá, ngoại bang ức hiếp, thực hiện chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền, là không thể chậm trễ” [30; tr. 180].
“Dân tộc” trong cương lĩnh của Hội và trong tuyên truyền được giải thích trước hết như là yêu sách lật đổ triều đại Mãn Thanh, là sự thủ tiêu quyền bất đồng đẳng giữa người Mãn và người Trung Quốc, là yêu sách dựng một quốc gia có chủ quyền, trong đó người Hán chiếm giữ vị trí quyết định.
Những nhà cách mạng tư sản Trung Quốc đã gắn ở mức độ đáng kể yêu sách “đánh đổ người Mãn” với nhiệm vụ chống lại sự can thiệp đế quốc và phục hồi chủ quyền quốc gia toàn vẹn của Trung Quốc. Mối quan hệ lẫn nhau của các yêu sách ấy mô tả đặc biệt rõ trong báo chí cách mạng, trong những phát biểu không chính thức của những nhà lãnh tụ hội.
Trong cương lĩnh của “Đồng Minh Hội” và trong những phát biểu của các lãnh tụ của nó, “dân sinh” được giải thích chính thức là yêu sách thủ tiêu chế độ quân chủ và xây dựng nền cộng hòa. Trong “tuyên ngôn của Đồng Minh Hội”, yêu sách tùy chỉnh cài đặt nền cộng hòa được giải thích như sau:
Xem Thêm : Chương 1. Những khái niệm căn bản – CPIS Vietnam
“bây giờ chúng ta đang tiến hành cách mạng để xây dựng một chính phủ dân tộc. Tất cả những công dân đều bình đẳng tham gia &o việc cai trị đất nước. Tổng thống được toàn thể dân tộc bầu ra. Nghị viện gồm có 2 viện do toàn dân bầu. Nó thảo ra hiến pháp của nền Cộng Hòa Trung Hoa, mọi người phải tuân thủ hiến pháp” [30; tr. 183].
Việc thực hiện chế độ cộng hòa cũng như các cách tân khác được dự tính thực hiện trong 3 thời kỳ, 3 năm đầu sau cách mạng là “thời kỳ cai trị dựa trên những đạo luật của thời chiến” để “nhổ những cỏ dại của quá khứ”, tức là nền chuyên chính quân sự. Toàn bộ việc quản lý trung ương và ở các địa phương trong thời kỳ ấy do chính phủ quân sự và quân đội thực hiện. Sau đó những đạo luật của thời kỳ quân sự là bị xóa và thi hành một hiến pháp tạm thời làm cơ sở cho việc cai trị đất nước trong 6 năm tiếp theo. Chính quyền ở các địa phương sẽ được bàn giao sang tay quân dân địa phương, chính phủ quân sự thực hiện sự gigiết hại chung công việc quốc gia, dạy nhân dân sử dụng quyền tự do bình đẳng. Sau 6 năm, chính phủ quân sự sẽ từ bỏ mọi quyền hành và sự cai trị bắt đầu được thực hiện trên cơ sở một hiến pháp thường trực do nghị viện được toàn thể nhân dân bầu ra soạn thảo.
Tôn Trung Sơn đã soạn thảo chi tiết những cơ sở của hiến pháp tương lai. Ông đề nghị “ngũ quyền hiến pháp”, tức đề nghị bổ sung &o việc phân chia chức năng của chính quyền thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong nền dân chủ tư sản các nước phương Tây, thêm hai quyền: quyền kiểm soát và khảo thí đã tồn tại trong nước Trung Quốc phong kiến.
Nguyên tắc “dân quyền” của Tôn Trung Sơn nhằm thủ tiêu nền quân chủ và kiến lập chế độ cộng hòa, đã phản ánh yêu cầu của những nhóm tiến bộ cấp tiến về chính trị trong phe cách mạng. V.I.Lênin đã đánh giá cao phương diện ấy trong cương lĩnh của Tôn Trung Sơn sau khi đã xác định nó trong bài báo “Dân chủ ở Trung Quốc” như là “Nền dân chủ toàn vẹn với yêu sách cộng hòa”.
Cương lĩnh xã hội của “Đồng Minh Hội” được phản ánh trong nguyên tắc thứ ba của Tôn Trung Sơn – “dân sinh”, trên thực tế là nguyên tắc bình quân địa quyền. Song song với tuyên bố chung về sự cần thiết “cải tổ tổ chức kinh tế của xã hội”, trong “Tuyên ngôn của Đồng Minh Hội” đã nói về sự cần thiết phải “định giá cố định về ruộng đất”.
Theo Tôn Trung Sơn, thực hiện những yêu sách ấy phải đẩy lùi sự xuất hiện ở Trung Quốc những hiện tượng bất bình đẳng quá quắt, “tập trung của cải &o tay một số ít” đã gây ra 1 thời kỳ chấn động đỗ máu “những cuộc cách mạng xã hội”. Ông cho rằng bình quân địa quyền có thể chặn lại sự xuất hiện “sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo” và dẫn tới thành lập “xã hội chấn chỉnh của dân sinh”.
Khẩu hiệu “bình quân địa quyền” và cương lĩnh của Tôn Trung Sơn “ về cải sinh tổ chức kinh tế của xã hội” trình bày sự tiến bộ trong những điều kiện lịch sử cụ thể của Trung Quốc. Khi vạch ra nội dung thực sự chủ nghĩa xã hội của Tôn Trung Sơn và những hy vọng của ông nhằm chặn lại sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng cương lĩnh kinh tế của Tôn Trung Sơn trên thực tế đã dẫn đến việc dọn sạch nhanh chóng và tối đa những trở ngại đối với sự phát triển chủ nghĩa tư bản.
&o cuối năm 1905 đầu năm 1906, “Đồng Minh Hội” đã thiết lập được mối liên hệ thực tế với tất cả những tổ chức và nhóm cách mạng hoạt động ở Trung Quốc và nước ngoài. vững bền nhất là những mối liên hệ với tổ chức cũ của Tôn Trung Sơn, Hưng Trung Hội và các chi nhánh của nó cũng như với tổ chức những người cách mạng của trung tâm Hồ Bắc – Hồ Nam là “Hội Phục Hưng Trung Quốc”. Những đại biểu của các tỉnh khác nhau sống ở Nhật Bản gia nhập Đồng Minh Hội đã thành lập những chi nhánh ở các tỉnh. Theo xác định của Tôn Trung Sơn, năm 1906 tổng số hội viên của Hội kể cả những người giúp đỡ tiền cho Hội là 10 nghìn người.
Nhận thấy người của “Đồng Minh Hội” rải ra khắp nơi trên thế giới khó có thể thống nhất được, mùa xuân năm 1906 Tôn Trung Sơn đã soạn thảo “Phương lược cách mạng” do Tổng bộ ban bố cho đảng bộ các địa phương chấp hành. Tổng cộng chia làm 15 bộ phận, gồm có tính chất cách mạng, tuyên ngôn chính phủ quân sự, biên chế quân đội, quân kỷ, tuyên ngôn đối
ngoại… Trong đó đề cập đến: “đã là người cách mạng quốc dân, người chủ của một nước đều phải có tinh thần tự do bình đảng bác ái, tức là chịu bổn phận với cách mạng” [30; tr. 178].
Bên cạnh đó trong 16 chữ cương lĩnh do Tôn Trung Sơn đề xuất trong “Phương lược cách mạng” còn giải thích rõ:
Xem Thêm : Em Gái Mưa của Linh Ka “bất khả bại trận” trong bảng xếp hạng
Loại bỏ Mãn tức là Mãn Châu đã ngang ngược xâm chiếm Trung Quốc, bắt người Hán làm nô lệ, người Hán thành người dân mất nước. Hơn 265 năm thống trị, chính phủ Mãn Châu tội ác tày đình như ly nước tràn ly, nghĩa quân đã dấy binh lật đổ chính phủ kia. Còn quân Mãn Châu nếu đầu hàng được miễn tội, dám chống lại giết không tha. Người Hán làm gian cho Mãn Châu cũng bị giết chết.
bình phục Trung Hoa, Trung Quốc của người Trung Quốc, chính trị của Trung Quốc người Trung Quốc làm, sau khi đánh đuổi Mãn, khôi phục nhà nước dân tộc ta.
Xây dựng dân quốc: lấy tự do bình đẳng cách mạng để xây dựng chính phủ dân quốc. Là người dân Trung Quốc đều bình đẳng và có quyền tham gia chính quyền. Tổng thống phải do dân bầu, quốc hội do dân bầu đại biểu, lập ra hiến pháp Trung Hoa dân quốc, người người đều phải chấp hành, ai dám chống lại đều phải xử lý.
Bình quân địa quyền: Hạnh phúc văn minh, quốc dân hưởng quyền bình đẳng, cải cách tổ chức kinh tế xã hội, định đất trong thiên hạ, đất hiện có vẫn thuộc chủ quyền, mọi sự tăng giá do sự canh tân xã hội sau cách mạng thì quy về nhà nước, quốc dân cũng hưởng, xây dựng đất nước, xã hội là mong muốn cho nhân dân có cuộc sống ấm no, bốn bể là nhà, không có ai không được hưởng. Kẻ nào hạn chế đời sống lủng đoạn quốc dân, kẻ đó bị quần chúng đào thải.
Về cương lĩnh: thứ tự biến pháp chia làm ba thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là quân pháp trị, Quân đội và nhân dân đều cùng chịu sự quản lý của quân pháp. Mỗi huyện hạn chế thời gian 3 năm, thời kỳ cuối 3 năm khi đã có thành quả, nơi đó sẽ không sử dụng quân pháp nữa, chuyển sang pháp lệnh tạm thời. Giai đoạn thứ 2 là chuyển quản lý bằng pháp lệnh tạm thời sang quản lý bằng hiến pháp. Thời kỳ thứ 3 là quản lý bằng hiến pháp. Trong ba thời kỳ này, thời kỳ thứ nhất là chính phủ quân sự lãnh đạo quốc dân, quyết sạch tàn tích cách mạng. Thời kỳ thứ 2 là thời kỳ chính phủ quân sự giao quyền tự trị địa phương cho nhân dân, tự giám sát quản lý quân sự. Thời kỳ thứ 3 là thời kỳ giải trừ quyền binh của chính phủ quân sự, cơ quan quản lý nhà nước, giải quyết công việc nhà nước bằng hiến pháp, lãnh đạo quốc dân tiến theo chơ vơ tự.
Ba bước xây dựng nhà nước của Tôn Trung Sơn đã xây dựng cho chúng ta một sơ đồ của một nhà nước tốt đẹp, nó cũng chứng tỏ sự am tường sâu sắc về lý luận xây dựng nhà nước của ông.
Như vậy, Đồng Minh Hội là tổ chức do thống trị tư sản lãnh đạo với lực lượng tham gia gồm đại biểu của kẻ thống trị tiểu tư sản, địa chủ thân sỹ phản Thanh và một số ít công nông. Trong Đồng Minh Hội nhiều nhất là các thành phần trí thức tư sản, tiểu tư sản, bởi vì họ là những người đầu tiên được tiếp thu những tư tưởng dân chủ của ách thống trị tư sản phương Tây.
Việc thành lập Đồng Minh Hội và đề ra phương châm, đường lối cách mạng khá rõ ràng, nói lên sự tiến bộ của Tôn Trung Sơn và cách mạng Trung Quốc. Lênin đã đánh giá tiến bộ này như sau: “ách thống trị tư sản thì đã hủ bại, trước mắt nó những người đang đào mồ chôn lũ chúng là thống trị vô sản, nhưng ở châu Á kẻ thống trị tư sản còn có thể đại biểu cho chủ nghĩa dân chủ chân thực, chiến đấu và triệt để, nó sẽ không thẹn với các đồng chí của nó – những nhà tuyên truyền vĩ đại của nước Pháp cuối thế kỷ XVIII” [25; tr. 47].
Giai cấp tư sản Trung Quốc tuy sinh sau đẻ muộn, lớn lên 1 cách yếu ớt trong hoàn cảnh một nước phong kiến nửa thuộc địa, nhưng sang đầu thế kỷ XX, nó cũng đã có những bước phát triển nhất định trong quá trình vươn lên xây dựng một nền kinh tế tư bản dân tộc.
Sau ngày thành lập, các hoạt động của Đồng Minh Hội dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn đã làm cho phong trào cách mạng của Trung Quốc tiến mạnh hơn trước. Sau khi đánh bại tư tưởng phản động của phái cải lương trong cuộc luận chiến kéo dài từ 1905 – 1909, cuộc đấu tranh thực tế chống phong kiến Mãn Thanh thu được những thắng lợi quan trọng, tiến tới khởi nghĩa cướp chính quyền một cách quy mô ở các tỉnh Quảng Châu, Quảng Đông, Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Phúc Kiến và đến ngày 10/10/1911 khởi nghĩa Vũ Xương đã bùng nổ.
Nguồn: https://kengencyclopedia.org
Danh mục: Hỏi Đáp