Các giải pháp ứng phó với thảm họa thiên tai động đất và sóng thần

Chúng tôi rất vui được chia sẻ kiến thức sâu sắc về từ khóa Các giải pháp ứng phó với thảm họa thiên tai động đất và sóng thần. Bài viết dat song than va nui lua tập trung giải thích ý nghĩa, vai trò và ứng dụng của từ khóa này trong tối ưu hóa nội dung web và chiến dịch tiếp thị. Chúng tôi cung cấp phương pháp tìm kiếm, phân tích từ khóa, kèm theo chiến lược và công cụ hữu ích. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược thành công và thu hút người dùng.

1. Động đất:

Bạn Đang Xem: Các giải pháp ứng phó với thảm họa thiên tai động đất và sóng thần

Ảnh minh họa: Động đất tại Tứ Xuyên – Trung Quốc

1.1. Khái niệm:động đất là sự rung động của bề bề bề mặt bằng đất, được tạo ra bởi các dịch chuyển đột ngột của các khối địa chất trong lòng đất, các vụ nổ núi lửa, các vụ trượt lở đất, sụp đổ hang động…

1.2. Nguyên nhân: có 3 nhóm nguyên nhân gây ra các trận động đất:

– Do hiện tượng sụt lở các lỗ rỗng trong vỏ quả đất;

– Do núi lửa phun trào;

– Do các vận động bên trong trái đất làm tích tụ năng lượng tại vùng phát sinh động đất và được gọi là động đất kiến tạo. Trên 90% các trận động đất quan trắc được đều thuộc loại động đất kiến tạo.

1.3. Độ lớn của động đất M:

Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như sau:

– Từ 1 -:- 2: không nhận biết được;

-Từ 2 -:- 4: có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại;

– Từ 4 -:- 5: mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể;

– Từ 5 -: – 6: căn nhà rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt;

– Từ 6 -:- 7: tòa nhà bị hư hại nhẹ;

– Từ 7 -:- 8: động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thường ngày, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất;

– Từ 8 -:- 9: căn nhà đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện mênh mông;

– Lớn hơn 9: rất hiếm khi xảy ra.

Những trận động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.

1.4. Mức độ nguy hiểm của động đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang:

Xem Thêm : Lý Thuyết Quang Hợp Và Năng Suất cây lá & Bài Tập Trắc

Theo bản đồ phân vùng động đất trên lãnh thổ Việt Nam, phần lớn diện tích tỉnh Tìên Giang nằm bên phía bên ngoài vùng cấp 7.

Xem Thêm  CFA là gì? Lương của người có bằng CFA là bao lăm?

1.5. Ứng phó với động đất:

a. Trước khi xảy ra động đất:

– Dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, bông băng, thuốc chữa bệnh thường ngày, thay đổi khi hết hạn sử dụng;

– Không đặt các vật nặng lên giá đỡ cao; không đặt giường ngủ sát cửa kính;

– các vật dụng trong nhà dễ ngã đổ, rơi xuống, nên được gắn chặt &o tường nhà để khi lung lay cũng không rơi xuống đất gây thương tích;

– Các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ, chén bát…. nên đặt xa khỏi các cửa ra &o, các nơi thường lui tới để khi ngã đổ vẫn không chắn lối ra và nên gắn chặt &o tường nhà;

– Những người sống ở chung cư nắm vững lối thoát hiểm;

– Theo dõi lên tiếng và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.

b. Khi xảy ra động đất:

– Nếu động đất xảy ra khi đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh những vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng mà đứng, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà nếu cần;

– Khi di chuyển ra khỏi nhà cao tầng không chạy &o thang máy đề phòng mất điện bất ngờ, đồng thời lấy các vật che trên đầu như gối, cặp sách, cặp tài liệu;

– Nếu động đất xảy ra khi đang ở ngoài đường thì phải lánh nạn ở những bãi đất trống, chạy tránh xa các tòa nhà cao ốc, tường cao, cây to và đường dây điện để tránh sập đổ;

– Nếu động đất xảy ra khi đang ở gần bãi biển thì phải đề phòng sóng thần do động đất xảy ra ở đáy biển;

– Sau chấn động đầu tiên thường có thời gian yên tĩnh, sau đó mới có chấn động mới, do đó không nên hoảng sợ. Chấn động mới có thể xảy ra sau &i phút, &i giờ thậm chí sau &i ngày tùy thuộc động đất mạnh hay yếu.

2. Sóng thần:

2.1. Khái niệm:

Sóng thần là sóng biển có chu kỳ dài, lan truyền với tốc độ lớn. Khi tới gần bờ tùy độ sâu của biển và địa hình vùng bờ, sóng thần có thể đạt độ cao hàng chục mét, tràn sâu &o đất liền gây thảm họa lớn.

2.2. Nguyên nhân sinh ra sóng thần: sóng thần sinh ra do hệ quả của động đất ở vùng đáy đại dương.

2.3. Các loại sóng thần:tùy thuộc &o khoảng cách ảnh hưởng tính từ nguồn phát sinh, sóng thần được chia thành sóng thần địa phương (sóng thần gần) và sóng thần xa.

– Sóng thần địa phương miêu tả dưới dạng sóng lớn trên mặt biển và tàn phá những bãi tắm biển gần;

– Sóng thần xa truyền xuyên qua đại dương với tốc độ lớn.

Xem Thêm : Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa (ngắn gọn, chi tiết) SGK Ngữ Văn lớp 9

Các trận sóng thần mang tính chất địa phương là rất nguy hiểm, vì có thể tấn công &o đất liền chỉ sau 10 phút. Khoảng thời gian đó là quá ngắn để có thể phát tín hiệu cảnh báo kịp thời. Đối với các trận sóng thần ở ngoài khơi xa, nhờ hệ thống các trạm đo và các trung tâm cảnh báo sóng thần, có thể tính toán và cảnh báo thời điểm đổ bộ của sóng thần &o bờ.

Xem Thêm  Top 6 ca sĩ có lượng Fan đông đảo nhất Việt Nam – Nhachay.vn

2.4. khả năng sóng thần đe dọa vùng ven biển và hải đảo nước ta?

Theo bản đồ phân bố các vùng phát sinh động đất trên lãnh thổ Việt Nam thì vùng biển nước ta động đất có thể xảy ra chỉ lớn đến 6 độ Richter ( có thể đến 6.2 độ Richter), nên khả năng xảy ra sóng thần mạnh trong vùng biển nước ta là rất nhỏ). Nếu sóng thần do động đất mạnh đến 6.2 độ Richter thì theo một số tính toán theo các công thức nghiệm thì biên độ sóng thần vùng ven biển nước ta cũng nhỏ ( khoảng 0,65 mét), đỉnh sóng chưa cao hơn mặt đất. Như vậy độ nguy hiểm sóng thần địa phương xảy ra trong vùng biển nước ta có thể coi rất nhỏ nhưng hoàn toàn không được chủ quan.

Viện Vật lý Địa cầu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm về cung cấp thông tin động đất và cảnh báo sóng thần. Khu vực tỉnh Tiền Giang sóng thần chỉ có nguy cơ xảy ra ở khu vực ven biển huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông.

Chúng ta đều biết loại trừ tai họa thiên nhiên, như động đất, sóng thần….là điều không thể làm được, ngay cả khi chúng ta dự báo chính xác về tai họa sẽ xảy ra. Nhưng chúng ta có thể giảm nhẹ thiệt hại đến mức nhỏ nhất, nếu có sự chuẩn bị đương đầu với chúng, quan trọng là phải bình tĩnh không hoang mang lo sợ khi có sự cố xảy ra. Sau đây là một số biện pháp cần thực hiện để ứng phó với thiên tai động đất, sóng thần.

2.5. Các giải pháp ưng phó với sóng thần:

a. Khi đang ở trên biển, ven biển:

– Khi đang ở trên tàu thuyền trên biển, ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì không nên cho tàu thuyền trở về cảng, mà nên di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu ít nhất là trên 150m, vì sóng thần có thể gây ra sự thay đổi nhanh chóng mực nước biển và tạo ra những dòng chảy nguy hiểm ở cảng và bến tàu;

– Khi tàu thuyền còn neo đậu trong bờ mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chủ tàu thuyền có thể đưa tàu thuyền của mình ra biển nếu có đủ thời gian và được sự công bố của chính quyền, cơ quan chức năng;

– Không được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng vì sóng thần có mức phá hoại rất lớn.

b. Khi ở trên đất liền:

– Đang ở khu vực bãi biển: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bãi biển từ 500m trở lên;

Xem Thêm  Bài 28 : cấu trúc chất. Thuyết động học phân tử chất khí

– Đang ở nơi đông người: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức báo với những người khác cùng chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bãi biển từ 500m trở lên, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em, người già, phụ nữ có thai đi sơ tán;

– Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng: trong phạm vi dưới 500m so với bãi tắm biển phải sơ tán &o sâu trên đất liền, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan trọng khi sơ tán;

– Đang ở trong nhà cao tầng: phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ỏ các tầng thấp để hạn chế sự liên quan của sóng.

– Đang đi trên đường: không được đi ra hướng bãi tắm biển.

– Khi sóng thần sắp tiến &o bờ mực nước biển có thể dâng cao hay hạ xuống khá nhanh dọc bờ biển, không được lội xuống nước để nhặt những thứ trên bờ biển khi nước rút và chụp ảnh.

– Di tản khỏi vùng nguy hiểm theo biển hướng dẫn hoặc theo tổ chức chức của chính quyền địa phương khi nhận được cảnh báo sóng thần.

– Không quay trở lại bờ biển ngay sau khi vừa hết đợt sóng đầu tiên. Theo dõi thông tin, chờ nhận được tin cuối cùng về sóng thần hãy trở về./.

bài viết tham khảo tài liệu của Cục Phòng chống thiên tai và Ban chỉ đạo TW về PCTT.

Chi cục Thủy lợi

 

Nguồn: https://kengencyclopedia.org
Danh mục: Hỏi Đáp

Recommended For You

About the Author: badmin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *