Tổng hợp các dạng phản ứng oxi hóa khử và phương pháp cân bằng

Chúng tôi rất vui được chia sẻ kiến thức sâu sắc về từ khóa Tổng hợp các dạng phản ứng oxi hóa khử và phương pháp cân bằng. Bài viết phuong trinh oxi hoa khu tập trung giải thích ý nghĩa, vai trò và ứng dụng của từ khóa này trong tối ưu hóa nội dung web và chiến dịch tiếp thị. Chúng tôi cung cấp phương pháp tìm kiếm, phân tích từ khóa, kèm theo chiến lược và công cụ hữu ích. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược thành công và thu hút người dùng.

Tổng hợp các dạng phản ứng oxi hóa khử và phương pháp cân bằng

Như các em đã biết phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố hay có sự chuyến electron giữa các chất trong phản ứng. Phản ứng oxi hóa khử gồm có quá trình khử (sự oxi hóa) và quá trình oxi hóa (sự khử). Bất kì một phương trình phản ứng nào đều cần phải cân bằng hệ số và để cân bằng một phương trình oxi hóa khử cũng nên cần phải có phương pháp, rất khó để có thể tự cân bằng hệ số bằng cách thông thường. Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét đến các dạng phản ứng oxi hóa khử.

Xem Thêm  Áo dài mang giày gì? Gợi ý những đôi giày mặc với áo dài duyên dáng

Bạn Đang Xem: Tổng hợp các dạng phản ứng oxi hóa khử và phương pháp cân bằng

Tổng hợp các dạng phản ứng oxi hóa khử

Dạng 1: Phản ứng oxi hóa khử không có môi trường và có môi trường

Dạng 2: Phản ứng tự oxi hóa khử và phản ứng oxi hóa khử nội phân tử

Dạng 3: Phản ứng oxi hóa khử phức tạp

Dạng 4: Phản ứng oxi hóa khử có hệ số bằng chữ

Dạng 5: Phản ứng oxi hóa khử dạng ion thu gọn

Phương pháp cân bằng phương trình oxi hóa khử

Để lập phương trình phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron, ta thực hiện các bước sau đây:

Bước 1 : Ghi số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi

Bước 2 : Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình

Bước 3 : Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận .

Dạng 1: Phản ứng oxi hóa khử không có môi trường và có môi trường

Cân bằng phương trình bằng cách thăng bằng electron

Ví dụ: Cân bằng phương trình oxi hóa khử bằng cách thăng bằng electron

a) Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe

Quá trình OXH: 2Al → 2Al3+ +6e x4

Quá trình khử: 3Fe+8/3 + 8e →3Fe0 x3

8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe

b) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O

Quá trình OXH: 2Fe+2 → 2Fe+3 + 2e x5

Quá trình khử: Mn+7 + 5e → Mn+2 x2

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + 8H2O

Dạng 2: Phản ứng tự oxi hóa khử và phản ứng oxi hóa khử nội phân tử

Cân bằng phương trình bằng cách thăng bằng electron

– Phản ứng tự oxi hóa khử là dạng phản ứng mà quá trình OXH và quá trình khử xảy ra với cùng 1 loại nguyên tố.

Ví dụ: Cân bằng phương trình oxi hóa khử bằng cách thăng bằng electron

Xem Thêm  2KMnO4 = MnO2 + O2 + K2MnO4 | Cân Bằng Phương Trình Hóa Học

a) Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O

Quá trình OXH: Cl0 → Cl+5 + 5e x1

Xem Thêm : Tính chất vật lý và hóa học của Hidro – Ứng dụng của Hidro

Quá trình khử: Cl0 + 1e → Cl-1 x5

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

– Phản ứng oxi hóa khử nội phân tử là dạng phản ứng mà quá trình OXH và quá trình khử xảy ra với 2 loại nguyên tố khác nhau nhưng trong cùng 1 phân tử (thường là phản ứng phân hủy).

b) KClO3 → KCl + O2

Quá trình OXH: 2O-2 → O20 + 4e x3

Quá trình khử: Cl+5 + 6e → Cl-1 x2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Dạng 3: Phản ứng oxi hóa khử phức tạp

Cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron

Chất khử (hai nguyên tố) và một chất oxi hóa

Ví dụ: Cân bằng phương trình oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron

a) FeS2 + O2 → Fe2O3+ SO2

Fe+2S2-1+ O20 → Fe2+3O3 + S+4O2-2

Quá trình OXH: FeS2 → Fe3+ + 2S+4 + 11e x4

Quá trình khử: O20 + 4e → 2O-2 x11

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3+ 8SO2

Một chất khử và hai chất oxi hóa

b) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + NO + H2O ( biết tỉ lệ số mol hai khí N2O : NO lần lượt là 1 : 3)

Quá trình OXH: Al0 → Al3+ + 3e x17

Quá trình khử: N+5 + 17e → 3N+2 + 2N+1 x3

17Al + 66HNO3 → 17Al(NO3)3 + 9N2O + 3NO + 33H2O

Dạng 4: Phản ứng oxi hóa khử có hệ số bằng chữ

Cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron

Ví dụ: Cân bằng phương trình oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron

a) R + HNO3 → (NO3)n + NO + H2O

Quá trình OXH: N+5 + 3e→ N+2 x n

Quá trình khử: R0 – ne → R+n x 3

3R + 4nHNO3 → 3R(NO3)n + nNO + 2nH2O

Xem Thêm : Thành ngữ, ca dao, tục ngữ về mẹ cha thức tỉnh đạo làm con – VOH

b) R + HNO3 → R(NO3)n + NH4NO3 + H2O

Quá trình OXH: N+5 + 8e→ N-3 x n

Quá trình khử: R0 – ne → R+n x 8

8R + 10n HNO3 → 8R(NO3)n + nNH4NO3 + 3nH2O

c) R + H2SO4 → R2(SO4)m + SO2 + H2O

Quá trình OXH: S+6 + 2e→ S+4 x m

Quá trình khử: 2R0 – 2me → 2R+m x 1

R + 2mH2SO4 → R2(SO4)m + mSO2 + 2mH2O

d) M + H2SO4 → M2(SO4)m + H2S + H2O

Xem Thêm  Tổng hợp 15 bài nhạc phim Hàn Quốc khiến bao thế hệ mê mẩn

Quá trình OXH: S+6 + 8e→ S-2 x m

Quá trình khử: 2M0 – 2me → 2M+m x 4

8M + 5mH2SO4 → 4M2(SO4)m + mH2S + 4mH2O

Dạng 5: Phản ứng oxi hóa khử dạng ion thu gọn

Cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron

Ví dụ: Cân bằng phương trình oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron

a) Cu + NO3- + H+ → Cu2++ NO+ H2O

Quá trình OXH: Cu0 → Cu+2 + 2e x 3

Quá trình khử: N+5 + 3e→ N+2 x 2

3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2++ 2NO+ 4H2O

b) Cr3+ + OH- + Br2 → CrO42- + Br- + H2O

Quá trình OXH: Cr3+ → Cr+6 + 3e x 2

Quá trình khử: Br20 + 2e → 2Br- x 3

2Cr3+ + 16OH- + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br- + 8H2O

Trên đây là một số dạng phản ứng oxi hóa khử thường xuất hiện trong quá trình học trên lớp cũng như trong các bài kiểm tra. Nhìn chung để cân bằng một phương trình phản ứng oxi hóa khử, chúng ta đều sử dụng phương pháp thăng bằng electron và làm theo lần lượt ba bước như đã trình bày ở trên. Đây là một phương pháp khá phức tạp mà mất thời gian, các em nên luyện tập nhiều hơn để thành thạo với dạng toán này. Chúc các em học tốt!

Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong

Chuyên mục: Giáo dục

 

Nguồn: https://kengencyclopedia.org
Danh mục: Hỏi Đáp

Recommended For You

About the Author: badmin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *