Cảnh vượt thác của Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân

Chúng tôi rất vui được chia sẻ kiến thức sâu sắc về từ khóa Cảnh vượt thác của Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân. Bài viết thach tran tập trung giải thích ý nghĩa, vai trò và ứng dụng của từ khóa này trong tối ưu hóa nội dung web và chiến dịch tiếp thị. Chúng tôi cung cấp phương pháp tìm kiếm, phân tích từ khóa, kèm theo chiến lược và công cụ hữu ích. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược thành công và thu hút người dùng.

“Cảnh vượt thác” là cảnh tượng người lái đò vượt qua ba trùng vi thạch trận với bao tướng dữ quân tợn. Bằng một quan niệm độc đáo về cái đẹp, đi cùng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng người lái đò sông Đà – một hình tượng nghệ thuật độc đáo hấp dẫn.

Bạn Đang Xem: Cảnh vượt thác của Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân

Hình tượng Người lái đò mang vẻ đẹp của người lao động, vừa rắn rỏi, vừa rất điêu luyện với nghề của mình. Ông lái đò được khắc hoạ đậm nét qua ngoại hình và tính cách. Mặc dù ông tuổi đã ngoài 70, nhưng thân hình ông vẫn rất rắn chắc như người con đích thực của vùng sông nước hùng vĩ: ngực ông đầy những củ nâu – thương tích trên chiến trường Sông Đà mà Nguyễn Tuân ưu ái gọi đó là “huân chương lao động siêu hạng”, tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông khuỳnh khuỳnh; nhỡn giới ông cao vời vợi, giọng ông ồ ồ như tiếng thác trước ghềnh. Tất cả là 1 vẻ đẹp của con người lao động gắn bó lâu năm với vùng sông nước mênh mông.

Không chỉ mang nét đẹp sương gió ở ngoại hình, người lái đò còn nổi bật bởi tính cách và trí thông minh. Đối với ông, sông Đà như một thiên hero ca và ông thuộc lòng sông Đà, thuộc tất cả luồng lạch; nắm được binh pháp của thần sông thần đá. bởi vì trong trận thủy chiến đầy binh hùng tướng mạnh, phần thắng vẫn thuộc về con người trí dũng và tài hoa ấy.

Chỉ với ba trùng vi thạch trận, người lái đò sông Đà như người nghệ sĩ đang biểu diễn bằng tất cả sức lực và anh tài. Trận thủy chiến với con sông Đà là cuộc đấu trí giữa con người và thiên nhiên 1 cách ngoạn mục.

Xem Thêm : Phân tích người đàn bà hàng chài trong Chiếc … – Luật Dương Gia

Ở trùng vi thạch trận đầu tiên, thác đá sông Đà đã chuẩn bị dàn trận địa sẵn, đó là trận địa với bốn cửa tử, một cửa sinh. Ở đây nước phối hợp với đá reo hò làm thanh viện; những hòn đá bệ vệ, oai phong lẫm liệt; một hòn ấy trông như đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần &o. Bằng các từ ngữ: reo hò, bệ vệ, oai phong lẫm liệt, hất hàm hỏi, thách thức… người đọc cảm nhận được không khí trận chiến nóng bỏng cam go hồi hộp, đầy kịch tính.

Xem Thêm  Công thức tính pH và hướng áp điệu bài tập về độ pH

Sự khôn ngoan của thác đá sông Đà khiến người đọc phải trầm trồ: chúng không chỉ đánh trên mặt trận giáp lá cà mà còn đánh bằng cả nghệ thuật tâm lý chiến. Trước đó chúng đã dùng âm thanh của thác khiêu khích “giọng gằn mà chế nhạo”. Còn giờ đây chúng lại nhờ “nước thác làm thanh viện cho đá”. Với bản tính dữ ác hãn như một loài thủy quái, sông Đà cậy thế quân đông tướng mạnh nên đã “ùa &o mà bẻ gãy cán chèo”, “liều mạng &o sát nách mà đá trái”, “thúc gối &o bụng và hông thuyền”, có lúc chúng “đội cả thuyền lên”. Một loạt động từ được Nguyễn Tuấn huy động để miêu tả cách đánh của sông Đà làm người đọc không khỏi rùng mình trước sự ác nghiệt bạo của thiên nhiên: ùa &o, bẻ gãy, đá trái, thúc gối, đội,… Bị tấn công bất ngờ nhưng người lái đò vẫn bình tĩnh, điều này càng làm ta thêm khâm phục sự gan dạ và chuyên nghiệp của người lái đò. Với chiến thuật phòng ngự để dưỡng sức cho những trùng vi sắp tới, “ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng”; Lúc Này sông Đà lại chuyển thế bám lấy thuyền và sử dụng đòn vật “túm lấy thắt lưng ông lái đò đòi lật ngửa mình ra”. Không để cho ông đò có cơ hội xoay xở, sông Đà lại chuyển thể đánh miếng đòn hiểm độc nhất “cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Dính miếng đòn hiểm, mắt ông hoa lên, tưởng như “một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống châm lửa lên đầu sóng”. Đòn đau khiến ông đò “mặt méo bệch đi”. Đó là cái méo bệch vốn do cái lạnh của nước làm nhăn nheo lại thêm miếng đòn đau làm ông khách sông Đà mặt như tím tái, ngây dại. Phép điệp động từ “đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm &o chỗ hiểm” gợi lên cơn đau dồn dập, hành hạ người lái đò. Nhưng ông đò nén đau, giọng ông vẫn bình tĩnh, tỉnh táo, sắc lạnh chỉ huy sáu bơi chèo còn lại vượt cửa tử &o cửa sinh.

Nếu đoạn văn thứ nhất, Nguyễn Tuân tập trung miêu tả thế trận một chiều từ sông Đà thì ở đoạn văn tiếp theo nhà văn tập trung miêu tả thế trận của ông khách sông Đà ở sự thông minh, linh hoạt và tài nghệ vượt thác dũng mãnh, phi thường. Chuyển từ thế trận phòng ngự, ông lái đò chuyển thế chủ động tấn công. Ở trùng vi thạch trận thứ hai này, sông Đà tăng cường một “tập đoàn cửa tử” và cửa sinh bố trí lệch qua bờ hữu ngạn. So với trùng vi một thì trùng vi này khó khăn hơn. Nhưng không vì thế mà ông đò nao núng. Với kinh nghiệm mười năm chiến trường sông nước, người lái đò đã “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá”. Ông đò cũng tự triết lý với mình “cưỡi lên thác sông Đà là cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”, vì thế “không một phút nghỉ tay nghỉ mắt phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”. Ở trận này ông đò đánh phủ đầu với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Như một vận động viên đua ngựa, ông đò “nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái”, ông “phóng nhanh”, “lái miết”… tốc độ di chuyển mau lẹ. Nhưng sông Đà cũng không phải dạng vừa. Chúng xô ra định níu chiếc thuyền &o tập đoàn cửa tử. Ông đò đã cảnh giác sẵn nên “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo”, “đứa thì đè sấn lên chặt đôi ra để mở đường tiến”. hàng loạt động từ được huy động như một đội quân ngôn ngữ hùng hậu hò reo theo từng nhịp tiến của ông lái đò: nắm, ghì, phóng, lái, tránh, rảo, đè, chặt…Chính nhờ sự mưu trí của mình, ông lái đò đã vượt qua hết các cửa tử. Một trùng vi với bao cửa tử, cửa sinh mà chỉ &i ngón đòn ông lái đò đã đánh sập vòng vây của lũ đá, đồng thời làm cho bọn đá phải thua cuộc với bộ mặt “tiu nghỉu, xanh lè bế tắc”.

Xem Thêm  Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á – Củng cố kiến thức

Ở trùng vi thứ ba, sông Đà còn một cơ hội cuối để thử thách người lái đò. Trùng vi này ít cửa hơn mà bên trái bên phải đều là luồng chết cả, luồng sống thì lại nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ. Có thể nói trận chiến này sông Đà đã dùng thế “trên đe dưới búa” làm cho người lái đò phải đối mặt với thế “tiến thoái lưỡng nan” nhưng &o “cái khó lại ló cái khôn” – ông lái đò đã biến chiếc thuyền sáu bơi chèo thành một mũi tên còn ông giống như một cung thủ đã “phóng thẳng thuyền chọc thủng cửa giữa. Thuyền vút qua cửa đá cánh mở, cánh khép, vút vút, cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác”. Một loạt các động từ lại được Nguyễn Tuân huy động để miêu tả cách đánh của ông đò: Phóng, chọc thủng, xuyên qua, xuyên nhanh, lái được, lượn được… sự thần tốc trong cách đánh và cách đánh nhanh thắng nhanh đã giúp người lái đò vượt trùng vi đầy phi thường. Quả là “Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một hào kiệt, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ” (Phan Huy Đông). Nghệ thuật lái thuyền đến đây khiến người đọc hoàn toàn tâm phục, khẩu phục. Đúng là ông lái đò đã đạt đến mức nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.

Xem Thêm  Bari Clorua BaCl2 | Barium Chloride – VietChem

Trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh, ông lái đò là một con người phi thường, tài hoa. Một nghệ sĩ có phong thái ung dung, nhàn nhã, khiêm tốn. Ông chính là hình tượng đẹp đẽ của con người lao động Việt Nam. Nguyễn Tuân đích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc truyền tụng những con người lao động trong gian lao nguy hiểm nhưng đầy vinh quang!

Xem Thêm : [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Đầu Số 0338 Là Mạng Gì? – Sim AMI

tham khảo:

Tính cách hung tàn tàn bạo của sông Đà – Nguyễn Tuân

tham khảo các bài văn mẫu nâng cao tại chuyên mục: https://thichvanhoc.com.vn/van-mau/nang-cao/

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Vhọc hành

 

Nguồn: https://kengencyclopedia.org
Danh mục: Hỏi Đáp

Recommended For You

About the Author: badmin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *